Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Với Công Việc Quản Trị Vốn Lưu Động

2016-10-31 14:50

Vốn lưu động là lượng tiền một doanh nghiệp cần để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên. Số vốn này còn làm căn cứ đo lường hiệu quả hoạt động cũng như tiềm lực tài chính trong ngắn hạn của các doanh nghiệp.

Quản lý nợ phải thu

Một thực tế cho thấy nguồn lực cũng như chính sách trong việc theo dõi và thực hiện việc thu nợ ở nhiều Doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đầu tư một cách kỹ lưỡng, mặc dù khoản này trong tổng vốn lưu động chiếm một phần không nhỏ. Để có nhiều tiền quay vòng vốn thì thời gian thu hồi nợ phải ngắn. Các nhà quản lý Doanh nghiệp nên đưa ra một giải pháp toàn diện để có thể rút ngắn thời gian trung bình từ khi bán hàng đến thu hồi nợ từ khách hàng.

Quản trị tiền mặt

Tất cả các hoạt động tài chính của Doanh nghiệp đều liên quan đến tiền mặt. Do đó việc quản trị tiền mặt cần phải được chú trọng nhằm giảm thiểu rủi ro về khả năng thanh toán, tăng hiệu quả sử dụng tiền. Bên cạnh đói ngăn ngừa các hành vi gian lận về tài chính trong nội bộ Doanh nghiệp hay bên thứ ba.

Có thể nhận thấy việc quản trị tiền mặt bao gồm quản lý lưu lượng tiền mặt tại quỹ và tài khoản thanh toán ở ngân hàng, dự báo nhu cầu tiền mặt của Doanh nghiệp, kiểm soát chi tiêu, giải quyết tình trạng thừa, bù đắp thâm hụt ngân sách, sự thiếu tiền mặt trong ngắn hạn và dài hạn.

  1. Xác định và quản lý tiền mặt

Để có thể đảm bảo việc thực hiện các giao dịch kinh doanh và nhu cầu phát triển trong từng giai đoạn thì việc dự trữ tiền mặt là điều tất yếu mà Doanh nghiệp phải làm. Doanh nghiệp không nên giữ quá nhiều tiền mặt so với nhu cầu thực tế vì sẽ  dẫn đến việc ứ đọng vốn,  tăng chi phí sử dụng von luu dong, tăng rủi ro về tỷ giá (nếu dự trữ ngoại tệ). Ngoài ra khi xảy ra lạm phát, đồng tiền có thể giảm giá trị mạnh.

Tuy nhiên nếu Doanh nghiệp không đủ tiền để thanh toán do dự trữ quá ít tiền mặt sẽ bị giảm uy tín với nhà cung cấp, ngân hàng và các bên liên quan. Đôi khi cơ hội được hưởng các khoản ưu đãi giành cho giao dịch thanh toán ngay bằng tiền mặt sẽ mất, hay với các cơ hội đầu tư phát sinh ngoài dự kiến các Doanh nghiệp sẽ không kịp xoay sở để nắm bắt.

2. Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt

Tính toán và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách giúp Doanh nghiệp có thể ước lượng được khoảng định mức ngân quỹ. Đồng thời với phương thức này sẽ giúp các Doanh nghiệp dự báo thời điểm thâm hụt ngân sách để kịp thời chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt này.